Cà tím hay còn có tên gọi khác là cà dái dê, đây chắc hẳn là loại quả vô cùng quen thuộc trong các bữa ăn hàng ngày của gia đình Việt. Ngoài ra, cà tím còn là loại quả có nhiều tác dụng y học, rất tốt cho tim mạch, phòng ngừa ung thư và có khả năng kiểm soát bệnh tiểu đường cực tốt. Cùng chúng tôi tìm hiểu rõ hơn về kỹ thuật trồng cà tím tại nhà ngay sau bài viết dưới đây nhé.
Lợi ích của cà tím
Chứa nhiều chất chống oxy hóa và giàu chất xơ
Trong quả cà tím có chứa rất nhiều chất xơ, B6, mangan, vitamin, thiamine cùng một số khoáng chất có lợi cho sức khỏe khác. Không những vậy, cà tím còn là nguồn cung cấp cho các hợp chất phenolic hoạt động, chẳng hạn như chất chống oxy hóa nhằm giúp cho cơ thể loại bỏ được hết gốc tự do có khả năng gây hại cho tế bào, nếu như chúng tích tụ với số lượng lớn.
Rất tốt cho tim mạch
Trong quả cà tím có chứa các chất như vitamin C, vitamin B6, chất xơ, Kali và chất chống oxy hóa trong cà tím nhằm hỗ trợ cho tim mạch. Theo như nghiên cứu thì nếu bạn ăn thực phẩm có chứa flavonoid và anthocyanins sẽ giảm thiểu được nguy cơ mắc bệnh tim cho người.
Giảm một lượng lớn cholesterol xấu trong máu
Như đã nói thì cà tím có chứa chất xơ, rất có lợi cho cơ thể của bạn. Theo như nghiên cứu vào năm 2014 thì axit chlorogenic, chất chống oxy hóa trong cà tím có khả năng làm giảm lipoprotein ở mức độ thấp hoặc giảm lượng cholesterol xấu. Điều này làm giảm được nguy cơ mắc bệnh gan nhiễm mỡ.
Giảm tỷ lệ ung thư
Với Polyphenol có trong cà tím thì có khả năng bảo vệ cơ thể khỏi ung thư cực tốt. Anthocyanins và axit chlorogenic sẽ có nhiệm vụ bảo vệ tế bào khỏi hư hại do các tế bào gốc gây ra. Việc này có thể ngăn chặn sự phát triển các khối u và sự lây lan của tế bào ung thư. Ngoài ra, Anthocyanins còn có khả năng ngăn chặn các mạch máu mới hình thành ở trong khối u, giảm viêm và ngăn chặn enzim giúp cho tế bào ung thư di căn.
Chức năng nhận thức
Theo như kết quả nghiên cứu cho thấy, nasunin là một anthocyanin trong bỏ cà tím có khả năng bảo vệ màng tế bào não khỏi bị hư hại do các gốc tự do gây ra. Lúc này Nasunin cũng sẽ giúp cho việc vận chuyển chất dinh dưỡng vào tế bào và di chuyển chất thải ngay ra bên ngoài. Hơn nữa, Anthocyanins cũng có khả năng ngăn ngừa chứng viêm thần kinh, nhằm tạo điều kiện cho máu lưu thông lên não. Điều này vừa hạn chế tình trạng mất trí nhớ và suy giảm tinh thần do tuổi tác.
Có khả năng kiểm soát cân nặng
Trong quả cà tím có chất xơ có khả năng kiểm soát cân nặng của cơ thể. Để kiểm soát cân nặng thì bạn nên ăn nhiều thực phẩm chứa chất xơ và hạn chế các chất khác lại, bởi chất xơ sẽ mang lại cho bạn cảm giác no lâu hơn. Trong cà tím có chứa chất xơ và có rất ít calo, tạo cho bạn một chế độ ăn uống lành mạnh, ít calo.
Bảo vệ mắt
Trong cà tím có chứa chất chống oxy hóa lutein và zeaxanthin. Khi đó lutein sẽ đóng vai trò quan trọng đến mắt, có khả năng ngăn thoái hóa điểm vàng do tuổi tác, tăng thị lực cho bạn.
Thời vụ trồng cây cà tím
Cũng như các loại rau khác thì cà tím có thể trồng được quanh năm. Thế nhưng, để mang lại năng suất cao thì tốt nhất là bạn nên gieo hạt cà tím vào thời vụ đông xuân từ tháng 9 đến tháng 3 năm sau. Hoặc bạn có thể trồng vào vụ hè thu từ tháng 4 đến tháng 7.
Theo kinh nghiệm lâu năm thì các tỉnh nam bộ không nên trồng vào các mùa mưa, còn các tỉnh phía bắc thì không nên trồng vào tháng 12 và tháng 1. Vì điều này rất dễ bị sâu đục quả và gây hại cho cây, mang lại năng suất thấp khi thu hoạch.
Hướng dẫn cách trồng và chăm sóc cà tím đúng cách
Liếp trồng cà tím phù hợp
Đối với cà tím thì liếp trồng nên rộng khoảng 0,8 đến 0,9m và cao từ 30 – 40cm, tim liếp này cách tim liếp kia khoảng 1,2m. Khi trồng cà tím thì bạn hãy trồng 1 hàng, mỗi cây cách từ 50 – 60 cm nếu đất xấu và tròng vào mùa nắng. Còn khi bạn trồng cà tím vào mùa mưa, đất tốt thì bạn nên canh tác cách nhau từ 70 – 80cm.
Vào mùa mưa thì bạn nên làm mương sâu quanh ruộng rau và tiến hành lên liếp cao để thoát nước một cách dễ dàng sau mỗi cơn mưa. Khi này, bạn có thể trồng xen với cây tỏi hoặc một số loại rau khác họ ngắn ngày giữa 2 hàng cà tím cũng được.
Đất trồng cà tím
Khi này bạn có thể trồng cà tím trên nhiều loại đất trồng khác nhau, nhưng quan trọng là bạn phải bảo đảm cà tím được tưới tiêu tốt. Đối với đất trồng cà tím thì cần phải cày bừa thật kỹ càng, bạn hãy nhặt thật sạch cỏ dại hay cây tàn dư từ vụ trồng trước.
Nếu bạn có điều kiện thì hãy đảo đất và phơi ải từ 20-30 ngày để cho đất thông thoáng. Điều này giúp cho cây sinh trưởng và phát triển tốt, đồng thời hạn chế sâu bệnh hại trong đất. Trước khi trồng cà tím khoảng 20 ngày thì bạn nên xử lý đất bằng vôi và tro bếp theo tỷ lệ 50kg vôi, 60 kh tro bếp cho 1ha.
Đặc biệt, bạn không nên trồng liên tục nhiều vụ cà tím trên 1 vùng đất. Và không nên trồng cà tím trên đất đã trồng các loại cây khác như cà chua, ớt, thuốc lá và luân canh với các loại cây họ khác.
Cắm cọc/ cây cho cà tím
Một phần do cà tím cho thời gian thu hoạch dài, điều đó tùy thuộc vào điều kiện chăm sóc và đất. Chính vì vậy mà bạn nên cắm chà để giúp cho cây đứng vững chắc, khi ra trái thì sẽ không bị chạm đất, vừa dễ chăm sóc và thu hoạch.
Tỉa cành cho cà tím
Việc bạn tỉa bỏ nhánh gốc, lá già và các cành sâu bệnh vừa tiện cho việc chăm sóc lại tạo sự thoáng mát giúp cho cây sinh trưởng và phát triển tốt.
Kỹ thuật bón phân cho cây cà tím
Lượng phân bón cần cho cà tím: Tùy vào đất tốt hoặc xấu mà bạn có thể ước chừng lượng phân vừa phải. Ngay sau đây là lượng phân bón trung bình cho 1ha trồng cà tím, cụ thể như sau:
- Phân chuồng: Khoảng 20 – 30 tấn
- Lân vi sinh/ supe lân: Khoảng 300 – 500kg
- Ure: Khoảng 200kg
- Kali: Khoảng 250kg
- NPK: Khoảng 600 – 800kg
- Bón lót: Nên bón toàn bộ phân chuồng, lân thêm 200kg NPK và 50kg Kali
Bón thúc cho cà tím: Khi này bạn hãy chia đều lượng phân còn lại 4-> 6 lần. Bạn nên bón vùi phân vào để để phân không bị rửa trôi hay bốc hơi.
Nhằm giúp cho cây sinh trưởng và phát triển tốt, mang lại năng suất cao với hàm lượng dinh dưỡng cần thiết thì bạn nên bón thêm một số loại phân bón chuyên dụng như phân NPK Hà Lan, phân bón hữu cơ,…
Hướng dẫn phòng trừ sâu bệnh hại khi trồng cà tím tại nhà
- Đối với sâu xanh: Khi này thì bạn nên sử dụng karate. Nên phun khi sâu còn nhỏ và bạn nên kết hợp diệt sâu với trứng bằng
- Đối với tuyến trùng và sâu đất: Bạn nên xử lý đất trước khi trồng bằng Basudin 10H lên hốc gieo hay sau khi cấy rãi quanh gốc.
- Đối với sâu vẽ bùa: Sử dụng Trigard, Ofunack, Dragon, SK99 và Pyrinex vào sáng sớm
- Bệnh chết cây: Sử dụng topsin, Coc 85, Vanicide, Hexin, Polygram và Luster để tưới vào các gốc khi ruộng mới chớm nở bệnh, khi này bạn nên kết hợp nhổ cỏ cây bệnh.
- Bệnh phấn trắng bên trái: Bạn nên dùng Kumulus, Derosal, Sulox, Polygram, Dithane – M45, Thio-M, Topsin và Dipomate. Tốt nhất là bạn nên phun sớm khi cây mới nhiễm bệnh, bạn nên phun phòng và kết hợp với tỉa bỏ những trái bị bệnh. Khi này bạn hãy tỉa bớt lá nhánh, lá già và tạo rãnh thoát nước, cắm chà với giăng dây để giảm bớt độ ẩm trong ruộng.
Ngoài ra để phòng chống côn trùng một cách tự nhiên bạn có thể sử dụng các vật liệu lưới chống côn trùng để có thể ngắn ngừa tối đa việc côn trùng xâm hại cây trồng của bạn. Mọi chi tiết về lưới bạn có thể tham khảo tại công ty Hsia Cheng – Đơn vị hàng đầu về cung cấp lưới chính hãng tại Việt Nam.
Kết luận
Ở bài viết này chúng tôi cũng đã chia sẻ đến cho bạn một số kỹ thuật trồng cà tím tại nhà. Hy vọng với những già mà chúng tôi mang tới cho bạn trong bài viết này sẽ là những thông tin hữu ích nhất.